Kinh nghiệm tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng

Kinh nghiệm tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng

Kinh nghiệm tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng

Hỗ trợ trực tuyến
0906 850 258
Tin tức nổi bật
Quảng cáo
CÔNG TRÌNH XƯỞNG MAY PHƯƠNG VŨ
CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN 3 SAO SYDNEY
CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN TRƯỜNG THÀNH
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VT - CONS
Kinh nghiệm tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng

Do nhu cầu mở rộng phát triển của các doanh nghiệp, việc thi công xây dựng các công trình công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi, nhà máy sản xuất ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm.

xây dựng nhà xưởng

 

Những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến các công trình này như chi phí đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế, thủ tục pháp lý, thời gian thi công, chuyên môn của nhà thầu là điều mà doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ.

Với thông tin về kinh nghiệm tổng quan khi thi công, xây dựng các công trình công nghiệp VT - CONS giới thiệu trong bài viết sau. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có cái nhìn bao quát và thuận tiện trong việc lên kế hoạch xây dựng trong thời gian tới.

Tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng gồm những giai đoạn nào?

Để đảm bảo cho nhà xưởng được thi công đạt chất lượng, bền vững và đảm bảo những yêu cầu của chủ đầu tư. Các đơn vị thi công sẽ có các bước tư vấn trong quá trình làm việc. Thông thường sẽ dựa trên yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp để có những thủ tục pháp lý cơ bản. Sau đó sẽ tuân thủ theo các quy trình bao gồm:

Lên phương án thiết kế kiến trúc.

Thiết kế kết cấu nhà xưởng.

Ra bản vẽ xin phép xây dựng.

Thực hiện bản vẽ gia công cấu kiện.

Tiến hành sản xuất các cấu kiện thép tại nhà xưởng.

Lắp dựng kết cấu thép tại công trình.

Xây dựng phần bê tông cốt thép của nhà xưởng.

Tất cả các cấu kiện thép được sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng theo hướng nhanh nhất, đảm bảo thời gian thi công nhanh nhất.

Có một điều bạn cần lưu ý là trong suốt quá trình thực hiện những bước trên, cần có sự giám sát, quản lý chất lượng của KTS, Kỹ sư, nhằm đảm bảo các phương án đưa ra được tốt nhất, tiến độ thi công đúng với hợp đồng.

xây dựng nhà xưởng

Quy trình thi công xây dựng xưởng gồm những giai đoạn nào?

Hiện nay, để tối ưu chi phí đầu tư, hiệu quả về tính linh hoạt trong việc lắp đặt mở rộng quy mô kho xưởng, các chủ đầu tư và doanh nghiệp thường lựa chọn thi công những mẫu nhà xưởng khung thép tiền chế. Nhà thép tiền chế không chỉ giúp giảm thời gian thi công, mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng.

Cấu trúc

Một công trình nhà xưởng thép tiền chế có cấu tạo bao gồm 3 phần chính:

Kết cấu chính: Móng, dầm móng, hệ khung chống gió, dầm cầu chay, kết cấu mang lực mái, cột, kèo chữ I, hệ chằng. Kết cấu chính có nhiệm vụ nhận tải trọng của công trình và truyền xuống đất.

Kết cấu phụ: Vách ngăn, khung đỡ, hệ sàn công tác, xà gồ mái, cầu thang, xà gồ chữ C và Z.

Kết cấu bao che và tạo hình: Sử dụng tôn mái và tôn tường. Kết cấu bao che và tạo hình để giúp công trình có tính thẩm mỹ, đồng thời giới hạn không gian và bảo vệ công trình khỏi tác động của môi trường.

Thiết kế

Cũng giống như những công trình khác, với nhà xưởng, nhà kho thép tiền chế, cũng đòi hỏi bản vẽ kiến trúc, bên cạnh đó yêu cầu có thêm bản vẽ gia công. Trong đó, phần kiến trúc sẽ là giải pháp thiến hành phân tích, đánh giá và hoàn thiện phương án thiết kế, kết cấu cùng vật liệu phù hợp với nhu cầu của chủ đầu tư.

Phần bản vẽ gia công sẽ thể hiện những chi tiết như mã cấu kiện. Cả bản vẽ kiến trúc và gia công đều yêu cầu độ chính xác để đảm bảo được chất lượng công trình.

Gia công

Ở quy trình gia công, sẽ được tiến hành sau khi bản vẽ kiến trúc và bản vẽ gia công được xét duyệt, với các bước như sau:

Cắt tấm thép theo bản vẽ gia công thành phôi thép rời rạc của cấu kiện. Đối với các thành phần thép quá khổ sẽ được vát mép rồi hàn đầu 2 phôi thép.

Gia công bản mã: Đục lỗ cho các bản mã, dùng bu lông gắn các kết cấu thép lại.

Ráp: Các thành phần được bo cạnh, nắn thẳng rồi đưa vào máy ráp thành cấu kiện bởi các mối hàn tạm.

Hàn: Hàn hồ quang chìm tự động để kết nối cấu kiện thành khối cấu kiện thống nhất.

Nắn: Trong quá trình hàn có thể làm các cấu kiện bị vênh, cần nắn bằng thủy lực để khi lắp dựng công trình đảm bảo được tính chính xác.

Ráp bản mã: Cần cưa 2 đầu cấu kiện rồi ráp bản mã, sau đó đính bản mã vào thân kèo.

Vệ sinh: Vệ sinh cấu kiện để làm sạch bề mặt, tạo độ nhám kỹ thuật để bước sơn cấu kiện thuận lợi hơn.

Sơn: Đây là bước gia công cuối cùng để bảo vệ tuổi thọ của công trình khỏi tác hại thời tiết. Quá trình sơn rất cẩn thận, gồm 3 lớp sơn phủ, 1 lớp chống sét và 2 lớp sơn bao phủ bên ngoài.

xây dựng nhà xưởng

Thi công lắp dựng

Sau khi đã hoàn thành các bước thiết kế, gia công. Cấu kiện sẽ được đưa đến công trường và bắt đầu lắp dựng, thi công. Quá trình này sẽ cần sự hỗ trợ từ máy cẩu để đưa cấu kiện lên cao. Lắp dựng được tiến hành theo các bước:

Kiểm tra và lên kế hoạch chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết, sau đó giao nhận và bảo quản vật tư tại công trường thi công.

Giám sát công trình, kiểm tra và đôn đốc tiến độ làm việc.

Bắt đầu lắp dựng từng chi tiết, từ lắp cột gian khóa cứng, lắp dầm kèo, lắp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi. Bước tiếp theo là lắp tôn, lợp mái, lắp đặt xà gồ vách, tôn vách, máng xối và ống xối. Cuối cùng là lắp phụ kiện và cửa ra vào.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình và bàn giao công trình.

Kinh nghiệm tổng quan về thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế với hiệu quả tối đa về chi phí, vật liệu xây dựng, tiết kiệm thời gian thi công. Cùng với đó, công trình có thể dễ dàng mở rộng quy mô, có khả năng chịu lực và có độ bền vững cao.

Lắp dựng kết cấu thép tại công trình.

Vật liệu xây dựng kho xưởng công nghiệp cơ bản

Cũng giống như những công trình khác, việc xây dựng kho xưởng cũng cần sử dụng các vật tư cơ bản như: gạch, cát, đá, xi măng hoặc bê tông (hỗn hợp giữa sắt thép và xi măng – cát -đá). Để dễ dàng lên kế hoạch chi tiết cho việc lựa chọn vật tư phù hợp, bạn có thể tìm hiểu theo các chủng loại chính bao gồm:

Khung kèo thép: Là vật liệu không thể thiếu trong xây dựng các công trình kho xưởng, khung kèo thép là kỹ thuật xây dựng với khung sườn bằng thép có kết cấu vuông góc, được sử dụng trong các công trình lắp dựng nhà thép, hỗ trợ cho nền, mái, vách… Ưu điểm chính của những mẫu xưởng khung kèo thép là an toàn, kiên cố, chi phí thấp, bền nhẹ hơn so với gỗ và bê tông cốt thép, thân thiện với môi trường.

Ưu điểm của khung kèo thép là bền vững, chi phí thấp.

xây dựng nhà xưởng

Tấm lợp: trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại tôn khác nhau và tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà thi công. Bạn có thể lựa chọn các tấm lợp tôn như: tôn sóng vuông 5 sóng, tôn sóng vuông 7 sóng, tôn sóng vuông 9 sóng, tôn cliplock, tôn lockseam, tôn sáng. Đây là vật liệu có khả năng chống thấm nước, chống dột và tạo nên vẻ đẹp cho công trình.  Mỗi loại tôn đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên, các loại tôn này sẽ được sử dụng tùy thuộc vào tiêu chuẩn, điều kiện của mỗi loại công trình nhà xưởng.

Gạch: Là loại vật liệu xây dựng không thể thiếu trong các công trình. Gạch được sử dụng hiện nay thông dụng là gạch tuynel và gạch block.

Tuynel là loại gạch nung thường thấy và sử dụng hầu hết trong các loại công trình như nhà ở, biệt thự, nhà xưởng, các công trình kiến trúc công nghiệp và dân dụng… Loại gạch này rất phong phú về chủng loại như gạch 6 lỗ lớn/nhỏ, gạch 4 lỗ vuông/tròn, gạch 3 lỗ vuông/tròn, gạch 2 lỗ vuông/tròn, gạch thẻ đặc và rất nhiều loại khác.

Lựa chọn những loại xi măng của những thương hiệu lớn.

Gạch block là loại gạch không nung được dùng cho cả công trình dân dụng lẫn công nghiệp, ứng dụng để xây tường, rào, cổng, ngõ hay nền móng, hầm, bể chứa. Với đặc tính có cường độ chịu nén cao, chống thấm, cách âm và cách nhiệt tốt. Tùy theo sự lựa chọn của nhà thi công gạch block cũng có rất nhiều sự chọn lựa: gạch R90, R100, R150, R190, D100, gạch kè bờ … Hiện nay, loại gạch block không nung này đang được sử dụng nhiều hơn trong thi công kho xưởng.

Sơn: Sơn epoxy là loại sơn chuyên dùng để sơn sàn hiện nay. Cai loại là sơn 3 lớp và sơn epoxy tự san phẳng. Việc sơn nền nhà xưởng, sơn nền bê tông công nghiệp bằng loại sơn này giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông nhà xưởng, cho khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền cao, chống thấm nước, không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hóa chất.

Sơn epoxy giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông.

Mang tính thẩm mỹ cao không vết nứt, cho bề mặt liền mạch, bằng phẳng và sáng bóng. Tuy nhiên nhược điểm của sơn epoxy này là giá bán hoặc báo giá sơn nền nhà xưởng là mức giá thành cao gây trở ngại cho chủ đầu tư với diện tích lớn.

Cách lựa chọn vật liệu đúng tiêu chuẩn

Để có được công trình nhà xưởng chất lượng, việc lựa chọn vật tư cần hết sức lưu ý, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về sự bền vững cũng như đúng tiêu chuẩn.

Đối với việc lựa chọn xi măng thì nên lựa chọn những loại xi măng của những thương hiệu lớn. Ngoài ra, từng giai đoạn thi công lại cần những loại xi măng khác nhau.

Đối với cát thì nên lựa chọn loại cát lẫn ít hoặc không lẫn bụi bẩn, tạp chất. Nếu có thì cần phải tiến hành công tác làm sạch trước khi đưa vào xây dựng.

Đối với gạch thì phải lựa chọn những viên gạch có chất lượng tốt. Chất lượng có màu sắc đều, độ cứng chắc của gạch, hình dạng vuông vắn.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình công nghiệp. VT - CONS cùng dàn đội ngũ thiết kế, KTS, Kỹ sư xây dựng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tự tin sẽ mang đến cho bạn những công trình chất lượng, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

xây dựng nhà xưởng

Kinh nghiệm xử lý chống thấm cho nhà xưởng

Thấm dột – Nguyên nhân do đâu?

Nhà xưởng, nhà kho, nhà công nghiệp bị thấm dột. Nguyên nhân đầu tiên cần xét đến là vấn đề chống thấm không được quan tâm ngay từ đầu. Khi xây dựng nhà xưởng, việc quá chú tâm vào chi phí và thời gian thi công mà bỏ quên hay không chú trọng nhiều vào vấn đề chống thấm.

Tìm ra các nguyên nhân thấm dột xưởng để có biện pháp xử lý phù hợp

Lâu ngày vấn đề càng trở nặng và đến khi phát hiện được bằng mắt thường thì những hậu quả cũng đã xuất hiện kèm theo đó, gây ra những bất tiện và phiền toái cho doanh nghiệp. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp.

Thấm tường

Sự cẩu thả trong công tác hoàn thiện khi chống thấm. Cụ thể, các nhà xưởng hiện nay thường sử dụng kết cấu tường 10cm, khá mỏng và mềm yếu trước tác động của tự nhiên. Thường được đặt tại những khu vực trống trải, nhà xưởng thường phải gánh chịu những tác động của thiên nhiên mạnh hơn những công trình ở khu dân cư đông đúc. Nhưng trong quá trình hoàn thiện, các công đoạn sơn bả và sơn lót không được cẩn trọng, sơ sài và sơn quá mỏng. Qua một thời gian mưa to kéo dài, lâu ngày nước mưa sẽ ngấm vào tường, làm bong tróc sơn và ảnh hưởng kết cấu của xưởng.

Tùy vào mức độ thấm dột mà sử dụng các phương pháp khác nhau

Tất nhiên, chúng ta cũng không loại trừ nguyên nhân các vấn đề về sơn cũng do thời gian sử dụng lâu ngày. Trải qua nhiều sương gió, bề ngoài và cả chất lượng của xưởng đều có thể xuống cấp.

Những vấn đề khác như tường bị nứt, hở các vết nối giữ cột và tường. Hoặc ở các góc cạnh trên tường, nước mưa sẽ theo các vết nứt này thấm vào bên trong xưởng. Chủ yếu do thời gian sử dụng lâu ngày. Đây là điều không một nhà xưởng hay công trình nào có thể tránh khỏi.

Riêng với nhà xưởng tiền chế thì theo thời gian phần tôn bao quanh xưởng sẽ bị hư hại, rách, thủng, bị ăn mòn, dễ bị thiên nhiên lấn áp.

xây dựng nhà xưởng

Thấm mái

Hầu hết nhà xưởng đều được lộp tone nên vấn đề thấm dột từ mái chủ yếu xuất hiện tại các mối nối. Các mối đinh bị xé toạt theo thời gian, theo đó tạo điều kiện cho thiên nhiên xâm thực vào kết cấu xưởng. Mang theo nước mưa vào xưởng, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa và máy móc bên trong.

Sau thời gian sử dụng kết cấu xưởng dễ bị hư hại dẫn đến thấm dột

Ngoài ra, ở một vài lĩnh vực cụ thể, nhà xưởng còn cần phải có biện pháp chống thấm cho sàn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa sản xuất. Nguyên nhân thấm sàn chủ yếu do thời gian và chất lượng của công tác chống thấm lúc xây dựng.

Biện pháp chống thấm

Để lựa chọn được biện pháp chống thấm hiệu quả, trước hết cần xác định được vấn đề đang xảy ra với nhà xưởng của bạn. Tìm kiếm nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Cách 1: Xử lý phần sơn chống thấm

Cần loại bỏ những hư hại của lớp sơn bên ngoài, tiến hành sơn bả lại. Quan trọng là phủ lớp chống thấm dạng keo thật kỹ rồi sơn lại sơn màu theo ý bạn.

Cách 2: Sử dụng hóa chất chống thấm

Với những phần tường bị nứt, cần đục hở rộng ra và sâu hơn theo đường nứt rồi bơm keo chống thấm hay dung dịch chống thấm 2 hỗn hợp dạng lỏng. Phần keo này sẽ thấm và len lỏi vào sâu vết nứt. Giải pháp này khá hiệu quả nên được sử dụng rất phổ biến trong việc sửa chữa nhà xưởng.

Tường – trần – sàn là 3 vị trí cần quan tâm nhiều đến vấn đề chống thấm

xây dựng nhà xưởng

Cách 3: Thay mới những cấu kiện hư hại

Với nhà xưởng thép tiền chế cần có giải pháp cải tạo hoặc thay mới phần tôn bao che xưởng, tùy thuộc vào mức độ hư hại.

Cách 4: Bảo trì định kỳ

Thường xuyên kiểm tra các vị trí thường xảy ra các vấn đề thấm như các mối nối, tường, mái. Để đưa ra giải pháp chống thấm kịp thời.  Cách chống thấm cho mái tôn

Phun sơn chống thấm mái tôn nhà xưởng triệt để.

Quét màng nhũ tương đàn hồi cải tiến chống thấm hiệu quả.

Quét keo chống thấm dột chuyên dụng dành cho mái tôn.

Xử lý vấn đề chống thấm bằng hóa chất

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Copyright 2020 © CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VT - CONS. All rights reserved.

Đang online: 12 - Trong ngày: 226 - Trong tháng: 22059 - Tổng truy cập: 2394963