Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc thiết kế, thi công nhà thép tiền chế, bê tông cốt thép đã được cải tiến rất nhiều. Nhờ đó, kiến trúc sư và chủ nhà có nhiều lựa chọn hơn. Tùy từng công trình mà cân nhắc khung thép tiền chế hay bê tông thép khi thi công nhà để đạt hiệu quả tối đa.
Nhà thép tiền chế (hay còn gọi là nhà khung thép hay nhà kết cấu thép) là loại nhà được xây dựng bằng cột thép và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Toàn bộ kết cấu nhà thép như: cột, kèo, xà gồ… đều được sản xuất và gia công tại xưởng theo bản vẽ thiết kế sẵn nên việc lắp ráp tại chỗ rất nhanh chóng.
Nhà Thép Tiền Chế
Kết Cấu Nhà Thép Tiền Chế
Kết cấu hay cấu tạo nhà thép tiền chế thường bao gồm 3 thành phần chính:
Hệ khung chính (vì kèo, cột): Là những cấu kiện có tổ hợp mặt cắt chữ I với chiều cao mặt cắt ngang không đổi.
Kết cấu phụ (dầm tường, xà gồ, thanh chống): Là những thanh thép nhẹ được đúc nguội hình chữ C hoặc hình chữ Z hoặc dầm bụng rỗng.
Tấm thép được tạo hình bằng cán (tường và tấm mái).
Ứng Dụng Của Nhà Thép Tiền Chế
Nhà khung thép có hai ứng dụng chính là ứng dụng nhà thép dân dụng và ứng dụng nhà thép công nghiệp.
Ứng dụng trong xây dựng nhà thép dân dụng: Chúng ta có thể thấy một số ứng dụng dân dụng của chúng trong một số công trình như: trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm, hội nghị, trung tâm tiệc cưới, nhà hàng, bảo tàng, trung tâm thể thao, trang trại, mái che, nhà để xe, trạm xăng, kho chứa…
Ứng dụng trong xây dựng nhà thép công nghiệp: Nhà khung thép còn được ứng dụng trong công nghiệp thông qua các công trình quy mô lớn như: xây dựng nhà xưởng, xưởng sản xuất, kho hàng, showroom, siêu thị, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà triển lãm, nhà đa năng, trung tâm triển lãm, nhà chờ sân bay.
Nên Chọn Khung Thép Tiền Chế Hay Bê Tông Cốt Thép Để Xây Nhà?
Khung thép tiền chế là khung hình trụ được làm bằng thép, được thiết kế theo bản vẽ kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn. Ngày nay, việc sử dụng khung thép để xây dựng nhà thép tiền chế TPHCM cũng như nhà phố, nhà cao tầng… là rất phổ biến vì giai đoạn thi công nhà thép rất an toàn và chắc chắn, bao gồm một số bước cơ bản như:
Lắp dựng cột, dầm.
Neo cáp để giữ khung tạm thời trước khi thả nó xuống.
Căn chỉnh khung thép, lắp đặt hệ giằng trước khi lắp các khung tiếp theo …
Ngoài ra, với nhà thép tiền chế, công trình xây dựng có rất nhiều ưu điểm như:
Tổng trọng lượng của nhà thép tiền chế nhẹ hơn so với xây nhà bê tông nhưng vẫn đảm bảo độ vững chắc.
Dễ dàng bảo trì và sửa chữa.
Điều quan trọng nhất mà khách hàng lo lắng là vấn đề giá cả: chi phí xây dựng nhà thép tiền chế trong trường hợp nhà có diện tích lớn (như trung tâm thương mại, nhà để xe, nhà xưởng…) thấp hơn nhiều so với kết cấu bê tông.
Hỗ trợ thi công nhanh chóng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình.
Giúp gia chủ tiết kiệm chi phí mua sắm các vật liệu phụ trợ khác.
Nâng cao độ bền và tuổi thọ tuyệt đối cho các công trình xây dựng.
Nhìn chung, thi công nhà thép tiền chế vẫn còn là một phương pháp xây dựng khá mới mẻ đối với khách hàng hiện nay, tuy nhiên phương pháp này được xem là sự lựa chọn thông minh và hiệu quả nhất so với quy trình thi công bằng bê tông.
Khung Thép Tiền Chế
Quy Trình Thi Công Nhà Thép Tiền Chế Đúng Kỹ Thuật
Sau khi đơn vị thi công dự án đã thiết kế, gia công cấu kiện tại nhà xưởng và giao đến công trình thì việc cuối cùng sẽ là tiến hành lắp dựng nhà thép tiền chế. Để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình, quy trình lắp đặt nhà thép tiền chế cần được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước sau:
Bước 1: Thi công khung chính nhà xưởng: Lắp ráp cột, khung, tổ hợp kèo
Lắp dựng gian khóa cứng
Sử dụng một cần trục lớn để lắp dựng 4 cột biên đầu tiên.
Đặt các giàn giáo xây dựng tại từng vị trí của các cột biên. Lưu ý cần cố định toàn bộ bằng bu lông để đảm bảo sự chắc chắn.
Sử dụng các thiết bị nâng hạ để lắp đặt các khung xà gồ và cố định chúng bằng bu lông.
Lắp dựng khung kèo
Việc lắp dựng khung kèo sẽ được tiến hành theo thứ tự từ trong ra ngoài và bắt đầu từ không gian có giằng gió (cột và mái) trước. Quấn quanh cấu kiện ở 2 điểm bằng dây đai, cách đầu khoảng 1/4 chiều dài và cố định bằng bu lông.
Tiếp tục quấn quanh cấu kiện ở 2 điểm cách đầu mút bán kèo một khoảng vừa đủ bằng dây đai; đồng thời cố định các mối nối giữa cột và kèo bằng bu lông chắc chắn. Và tiếp tục lắp đặt theo cách trên để có được một khung kèo hoàn chỉnh.
Thi công giàn khóa
Đầu tiên là việc lắp dựng hệ thống cáp giằng vĩnh cửu của cột và vì kèo.
Cần đo đạc chính xác vị trí lắp, sau đó cố định giằng tạm thời bằng bu lông.
Lắp dựng khung kèo và xà gồ
Tiếp theo, lắp toàn bộ khung kèo và xà gồ vào cột biên và cột giữa.
Cần chú ý điều chỉnh vị trí, độ thẳng đứng và độ cao của cột và cố định bằng bu lông. Ngoài ra, cần phải vệ sinh sạch sẽ và nếu bị trầy xước thì nên sơn lại toàn bộ khung kèo và xà gồ.
Lắp dựng kèo đầu hồi
Dùng dây thừng để kéo xà gồ lên mái, sau đó dùng bu lông để cố định cấu kiện cho ổn định.
Tiếp tục lặp lại các công việc trên để hoàn thành dầm kèo đầu hồi.
Hoàn tất lắp dựng xà gồ và chống xà gồ
Dầm được nâng lên mái bằng thiết bị nâng; xà gồ được kéo lên bằng dây thừng và cố định lại bằng bu lông.
Giằng chéo vĩnh cửu của các cột và kèo cho gian khóa được lắp dựng hoàn chỉnh. Ngoài ra, các dầm kèo cần được điều chỉnh để gắn chặt các giá đỡ cố định một cách an toàn.
Thi công khung chính nhà xưởng
Bước 2: Thi công mái tôn, vách tôn
Kéo tôn lợp lên mái
Dùng ống trượt để kéo các tấm tôn chạy trên mái và được cố định bằng móc sắt.
Di chuyển các tấm tôn và cố định các thanh xà gồ mái đã lắp trước đó vào đúng vị trí.
Lợp tôn
Cần lắp đặt hệ thống dây cáp an toàn trên mái, tránh tai nạn và chuẩn bị các thiết bị điện khi thi công.
Lưu ý: Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà gồ, mái tôn trong quá trình thi công lắp đặt điện.
Cố định lớp tôn đầu tiên và điều chỉnh sao cho phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ cho mái nhà.
Lắp dựng xà gồ vách, ống xối, máng xối và tôn vách
Lắp đặt hệ thống giàn giáo xây dựng công trình.
Tiến hành thi công tổng thể hệ thống vách ngăn xà gồ; xà gồ giữa các cột khung; toàn bộ vách tôn; máng xối; cửa thông gió.
Thi công mái tôn, vách tôn
Bước 3: Nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng
Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng nhà tiền chế, đơn vị thi công cần tiến hành kiểm tra; xem lại các cột một lần nữa; khung; kèo; các bu lông được cố định; các khe hở tại chỗ nối của tấm lợp tôn và tại các ô cửa thông gió để đảm bảo chất lượng tốt nhất; không có sai sót nào xảy ra.
Bàn giao công trình lại cho khách hàng và đưa vào sử dụng.
- Dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng công nghiệp (24.10.2022)
- Thi công lắp đặt nhà thép tiền chế tại Bình Dương (14.10.2022)
- Xây nhà tiền chế 30 triệu, 20 triệu, 50 triệu, đến 200 triệu (08.10.2022)
- Nhà tiền chế bao nhiêu 1m2 - Giá nhà thép tiền chế 2022 (04.10.2022)
- Thiết kế nhà xưởng công nghiệp giá rẻ 2022 (27.09.2022)
- Đơn giá thiết kế nhà xưởng (13.09.2022)
- Tư vấn thiết kế nhà xưởng 200m2 tiết kiệm chi phí (10.09.2022)
- Thiết kế nhà xưởng May công nghiệp (09.09.2022)