Phạm vi bài viết giới thiệu cơ bản cấu tạo nhà ở dân dụng sử dụng hệ khung kết cấu thép tiền chế.
Nhà khung thép dân dụng là nhà được chế tạo từ các cấu kiện được sản xuất trước tại xưởng và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Sau đó sử dụng các sản phẩm tường, sàn lắp ghép sẵn tạo nên 1 công trình nhà thép tiền chế.
Nhà khung thép dân dụng - Nhà thép tiền chế cao cấp
Nhà khung thép dân dụng
Có thể nói, làm nhà khung thép dân dụng đang là một giải pháp được ưa chuộng trên nhiều quốc gia. Và nó chiếm khoảng 70% trong ngành xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về kết cấu khung thép, nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế được hiểu chung là làm nhà bằng khung thép, khác với nhà cốt thép bê tông. Bởi vì nhà tiền chế được xây dựng hoàn toàn trên kết cấu thép. Các vật liệu dùng để xây dựng được sản xuất một cách đồng bộ, chế tạo trong nhà xưởng. Sau khi đã hoàn thành bản vẽ chi tiết, mô hình của nhà khung thép và đo đạc kích thước, kết cấu khung nhà thép thì vật liệu sẽ được vận chuyển lắp ráp tại công trình.
Ban đầu, chắc hẳn sẽ có khá nhiều người nghi ngờ về độ bền và sự chắc chắn khi xây dựng nhà khung thép. Nhưng trên thực tế thì loại mô hình này lại sở hữu rất nhiều ưu điểm. Bởi vì, sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại.
Ưu điểm của nhà khung thép dân dụng
So sánh nhà khung thép dân dụng
- Thời gian xây dựng khung nhà thép tiết kiệm 1/3 thời gian so với nhà cốt bê tông
- Kết cấu nhà khung thép chịu được tải trọng lớn, độ bền cao
- Giá nhà tiền thép tiền chế 2022 dân dụng, nhà khung thép phải chăng
- Dễ dàng mở rộng diện tích xây dựng khi chủ đầu tư có nhu cầu
- Tải trọng của khung thép nhà tiền chế nhẹ hơn so với nhà bê tông nên có thể xây dựng trên địa hình xốp
- Khung nhà tiền chế khung thép có thể tái sử dụng khi cần dỡ bỏ, thay thế.
- Cách làm nhà khung thép có tính linh hoạt cao giúp chủ đầu tư dễ dàng sáng tạo, thiết kế,...
Kết cấu nhà thép tiền chế bao gồm các cấu kiện cơ bản sau:
Móng nhà thép tiền chế:
Tương tự như nhà bê tông cốt thép, nhà thép tiền chế vẫn cấu tạo móng bằng bê tông cốt thép. Móng có thể là móng đơn, móng băng hay móng bè tùy vào địa chất và mặt bằng của công trình.
Với nhà cao tầng: Nhà thép dân dụng vẫn sử dụng hệ móng sâu (Móng cọc ép, cọc khoan nhồi). Lúc này móng cọc tham gia chống lật cho công trình, móng nông (Cốc, băng, bè) không còn phù hợp nữa. Song lượng cọc và chiều sâu tính toán phù hợp với nhà thép tiền chế. Giải pháp nhà tiền chế giảm 25-45 % so với nhà bê tông cốt thép.
Móng nhà khung thép dân dụng
Bu lông móng: Thường sử dụng bu lông đường kính M22 trở lên, có tác dụng liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình. Bước đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, dầm là dễ dàng chính xác. Nhiều trường hợp bất khả kháng, vị trí bulong móng khác với bản vẽ. Constacom tiến hành công tác hiệu chỉnh bản vẽ chế tạo, việc này làm thay đổi thời gian gia công và lắp đặt.
Lắp đặt bu lông móng cùng với hệ cốp pha, cốt thép móng áp dụng cho cả nhà thép tiền chế cấp 4.
Với nhà thép cao tầng: Bulong móng không có nhiều thay đổi, song sẽ bổ sung hệ ecu đặc chủng (3 cm tròn) chống nhổ cho chân cột.
Nhiều trường hợp sẽ tiến hành hợp khối chân cột với hệ móng của công trình.
Kết cấu móng nhà khung thép dân dụng
Thông thường, kết cấu móng nhà khung thép thường có các phần như sau:
- Bản móng: có tên gọi khác là đài móng. Có hình dạng chữ nhật, có độ dốc vừa phải giúp cho việc thi công không làm tuột bê tông. Trên đài móng sẽ được gắn thêm gờ để giúp cho móng nhà được cứng hơn.
- Giằng móng: được gọi với tên khác là đà kiềng, được dùng để liên kết ngang giữa các móng. Đà kiềng đặt tại độ cao nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng. Nếu giằng móng dùng để chống lún lệch thì yêu cầu kích thước của móng phải đảm bảo để nhận được vai trò này.
- Chiều cao cổ móng: được thiết kế để đảm bảo độ sâu khi chôn móng trong đất giúp tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất.
Khung nhà
Khung nhà tiền chế có đa dạng các loại hình khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích xây dựng nhà tiền chế dân dụng hay nhà công nghiệp mà gia chủ/chủ đầu tư cần lựa chọn phù hợp. Nó có thể là khung nhà kiểu một nhịp, nhiều nhịp, nhiều mái dốc.
Bản vẽ nhà khung thép dân dụng
Thông qua bản vẽ nhà khung thép dân dụng giúp chủ đầu tư hình dung được sơ bộ về công trình cần được xây dựng. Trong giai đoạn thiết kế của bản vẽ sơ bộ thì kiến trúc sư cần trình bày với chủ đầu tư các phần bản vẽ đơn giản. Và đi tới thống nhất ý tưởng xây dựng.
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bản vẽ nhà khung thép cần đảm bảo các điều kiện khắt khe về thời tiết và môi trường. Thông thường, để thực hiện bản vẽ thiết kế thì các kiến trúc sư thông qua các công đoạn sau:
- Thiết kế bản vẽ kỹ thuật: Tất cả các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu thép, bản vẽ nhà thép dân dụng,... đều cần phải được thẩm định. Nhằm mục đích để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn về khả năng chịu lực, tải trọng theo yêu cầu sử dụng và môi trường, mỹ thuật.
- Bản vẽ thiết kế sản xuất: cần thể hiện đầy đủ, chi tiết, chính xác các thông số, kích thước, số lượng và yêu cầu về kỹ thuật.
- Bản vẽ thiết kế lắp dựng: dùng để mô tả sơ đồ bố trí từng cấu kiện cùng với các yêu cầu, sơ đồ giai đoạn lắp dựng công trình.
Bản vẽ khung thép nhà tiền chế - Nhà khung thép dân dụng
Tương tự như các bản vẽ thông thường thì bản vẽ nhà thép tiền chế cũng cần bao gồm 02 chi tiết là móng và khung nhà. Tuy nhiên khung thép nhà xưởng lại có sự khác biệt hơn vì nó được thực hiện trên một quy mô rộng. Tùy Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu cũng như chức năng của nhà xưởng khung thép mà bản vẽ sẽ được thực hiện hợp lý, đầy đủ, đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Bản vẽ nhà xưởng khung thép cần duyệt trước rồi mới tiến hành sử dụng
- Bản vẽ cần có phần thuyết minh nhà xưởng khung thép và phần hồ sơ kỹ thuật
Bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng
Một bản vẽ nhà thép tiền chế 2 tầng bao gồm các cách làm nhà tiền chế chi tiết sau:
+ Móng nhà, cột nhà, giằng nhà khung thép 2 tầng
+ Kèo, xà gồ mái nhà thép tiền chế
+ Phần khung nhà thép tiền chế được sản xuất từ nhà máy. Sau đó sẽ được vận chuyển trực tiếp tới địa điểm thi công để lắp dựng.
+ Mái nhà khung thép: có thể sử dụng các loại tôn lợp mái như: tôn cách nhiệt, tôn cách âm,...
+ Sàn nhà: được cấu tạo từ các tấm bê tông cốt thép, ở giữa 2 tầng là tấm cách nhiệt. Ngoài ra, sàn nhà cũng có thể sử dụng các loại ván gỗ công nghiệp, cemboad,...
+ Vách ngăn xung quanh: có vai trò cách nhiệt và cách âm. Thông thường, độ dày cho phép vào khoảng từ 50 mm đến 100 mmm.
+ Hệ thống lối đi, cửa sổ: Tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư mà lựa chọn các loại cửa phù hợp. Mẫu cửa phổ biến hiện nay là cửa khung nhôm hoặc cửa nhựa lõi thép.
+ Trần xây nhà khung thép 2 tầng: tùy vào nhu cầu chủ đầu tư có thể sử dụng trần thạch cao hoặc trần nhựa,...
Cột, dầm:
Cột: Cấu tạo cột thép khi làm nhà tiền chế sẽ có hình chữ H, hoặc có thể là cột tròn. Ngoài ra một số trường hợp có thể sử dụng bê tông cốt cứng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình. Đồng thời tăng khả năng chống cháy cho ngôi nhà.
Dầm xây nhà thép tiền chế dân dụng thông thường sử dụng dầm chữ I (i), H, hộp....
Việc thi công lắp dựng, liên kết cột thép và dầm thép, liên kết dầm thép với cột bê tông đối với làm nhà tiền chế dân dụng khung thép diễn ra phức tạp, đòi hỏi công tác tổ chức chuyên môn hoá rất cao.
Với nhiều đặc điểm địa hình phức tạp phải triển khai thi công bằng tay (lâu hơn, kém an toàn hơn, tốn nhiều chi phí vận chuyển, gá lắp).
Trong cách làm nhà thép tiền chế thì song song với tiến độ thi công là công tác an toàn lao động. Thông thường cấu tạo chi tiết phụ kèm theo vị trí gá thang leo, neo dây an toà, lưới an toàn trực tiếp vào hệ kết cấu chính.
Với nhà thép dân dung cao tầng: luôn có thang máy. Lúc này tuỳ thuộc hệ kết cấu từng công trình, tiến hành thiết kế lõi cứng cho công trình thông qua vách thang máy.
Sàn, tường, vách ngăn nhà khung thép dân dụng:
Sàn nhà thép dân dụng hiện tại rất đa dạng và phong phú, có thể sử dụng bảng so sánh sau để đánh giá.
- Sử dụng gạch khí chưng áp nhà máy xây tường. Song công tác xử lý các vị trí giáp lai tiến hành phức tạp: Râu sắt, lưới thép, bê tông chân tường, giằng tường.
- Việc thi công xây tường không cơ giới hoá cao, song khi thi công xong sẽ cho 1 bức tường đặc chắc ở mức trung bình, an toàn. Độ cứng tổng thể công trình cao hơn. Hệ số tin cậy cao.
-Sau khi gia công xong xương vách 50x50x1,4mm a 40,7 cm, tiến hành lắp đặt tấm Cemboard 8 cmx2 mặt lên trên bằng vít. Sau đó có thể sử dụng được luôn ốp, sơn, dán tường, hoặc hoàn thiện vật liệu khác lên trên.
Ngoài ra để cách âm, cách nhiệt có thể sử dụng thêm bông thuỷ tinh, hoặc bơm Foam pu cách âm, cách nhiệt, chống cháy toàn khối.
- Vách này có mặt trên thị trường 10 năm với nhiều ưu điểm như: nhẹ , thi công nhanh , chịu lực tốt song hay bị nứt . Phù hợp ốp tường WC, hoặc giấy dán tường, vách ngăn nhẹ trong nhà. Hệ số tin cậy cao.
Vách ngăn tôn PANEL
Thi công lắp đặt trực tiếp bằng vít, rãnh âm dương. Không phải xử lý bề mặt có thể sử dụng luôn.
- Phù hợp với nhà xưởng công nghiệp, kho lạnh, hoặc công trình mang tính tạm thời (Số lượng trên 150 m2 mới có hàng)
Cột thu sét: Tác dụng thu sét và qua hệ thống tiếp địa đưa xuống đất, đảm bảo an toàn cho sự an toàn cho máy móc và các thiết bị điện tử khi bị sét đánh.
Xây nhà thép tiền chế cao tầng: Bắt buộc sử dụng hệ sàn tôn Deck đổ bê tông toàn khối.
Nhà thép tiền chế - Nhà tiền chế
Như nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về nhà khung thép dân dụng. Là loại công trình được ứng dụng phương pháp xây nhà tiền chế hay còn gọi là nhà thép tiền chế.
Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (nhà tiền chế) là một dạng công trình xây dựng sử dụng bằng kết cấu thép. Các cấu kiện thép được lắp ghép với nhau theo bản vẽ thiết kế và hàng loạt các tính toán về chịu lực, cân bằng lực.
Nhà thép tiền chế được ứng dụng và thi công cho cả công trình dân dụng và công nghiệp, từ nhà thấp tầng cho đến nhà cao tầng.
Các giai đoạn để thực hiện xây dựng nhà thép tiền chế bao gồm các công đoạn chính như:
Thiết kế tổng thể và chi tiết nhà tiền chế.
Sản xuất cấu kiện, khung thép và các phụ kiện.
Lắp dựng và hoàn thiện công trình.
Đặc điểm của nhà thép tiền chế
Một trong những đặc điểm nổi bật và cũng là ưu điểm của nhà tiền chế là tính linh hoạt và nhanh chóng. Công trình xây dựng được thực hiện với thời gian ngắn do quá trình lắp dựng dựa trên cấu kiện, khung thép được sản xuất từ trước.
Những loại công trình được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
Nhà xưởng, nhà máy, kho bãi
Bệnh viện và các công trình dã chiến
Siêu thị, chợ,...
Bãi đỗ xe nhiều tầng,...
Ưu điểm của nhà thép tiền chế
Dễ dàng lắp dựng và tháo bỏ, di rời
Trọng lượng thấp hơn với nhà bê tông cốt thép, giúp dễ dàng trong quá trình vận chuyển, xử lý kết cấu, giảm chi phí thi công và cả nguyên vật liệu.
Tùy biến cao do kết cấu khung thép cho phép chủ đầu tư tùy biến theo nhu cầu.
Lắp dựng nhanh chóng
Chi phí thấp
Đáp ứng mọi tải trọng mong muốn.
Nhược điểm của nhà tiền chế
Nhà tiền chế cũng có những nhược điểm nhất định, có thể kể đến như:
Độ bền mang tính tương đối.
Là kết cấu khung thép, nên dễ bị ăn mòn, han rỉ
Khả năng chịu lửa, chịu nhiệt kém,...
Những nhược điểm này đều có cách và giải pháp để hạn chế sự tác động. Với các đơn vị thi công nhiều kinh nghiệm và uy tín như VT-CONS thì công trình sẽ được đảm bảo và cam kết các tiêu chuẩn cao hơn.
Cấu tạo của nhà thép tiền chế
Nhà thép tiền chế có cấu tạo cơ bản gồm 3 phần:
Khung thép chịu lực: Kết cấu khung thép chịu lực bao gồm toàn bộ phần cấu kiện chịu lực từ phần móng, các trụ cột, dầm sàn, khung mái,...
Kết cấu phụ: Khung đỡ, cầu thang, xà gồ,...
Vật liệu tạo hình: Từ vách ngăn, tấm sàn, mái tồn,...
Trên thực tế sẽ còn bao gồm rất nhiều các chi tiết nhỏ cấu tạo và tạo nên một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh.
Xây dựng nhà thép tiền chế, quy trình và chi phí
Khác với công trình xây dựng truyền thống, nhà tiền chế khi xây dựng sẽ cần tính toán và thiết kế bài bản. Các khâu đoạn sẽ cần sắp xếp theo một trình tự hợp lý để tận dụng tối đa thời gian thi công và cả chi phí. Quy trình xây dựng bao gồm các khâu đoạn:
Chuẩn bị xây dựng nhà thép tiền chế
Rất nhiều chi tiết cần phải chuẩn bị, tuy nhiên các cấu kiện chính quan trọng bao gồm:
Khung thép và các cấu kiện: Phần này thông thường được sản xuất theo quy cách thiết kế tại các nhà máy sản xuất khung thép chuyên dụng. Khi lắp dựng chỉ cần di chuyển đến công trình theo tiến độ.
Tôn mái: Lựa chọn và đặt sản xuất tôn lợp mái theo kích thước phù hợp với thiết kế. Tôn lợp mái có thể sử dụng tôn lạnh, tôn mạ kẽm,...
Tấm bao che: Phần này khá dễ dàng, bạn có thể đặt mua hoặc đặt sản xuất theo yêu cầu.
Giai đoạn xây dựng
Thực hiện từ các bản vẽ thiết kế kiến trúc cho đến các bản vẽ sản xuất thi công. Sau đó, hoàn thiện phương án thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, chọn vật liệu và thể hiện ý tưởng trên các bản vẽ phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt...
1. Gia công sản xuất khung thép
Cắt các phần của khung thép: Sử dụng máy cắt chuyên dụng (CNC), để cắt từng phần của khung thép theo bản thiết kế chuẩn.
Gia công bản mã: Khoan và tạo lỗ cho bản mã, sau đó dùng bu lông gắn kết các kết cấu thép lại.
Lắp ráp: Các thành phần được nắn chỉnh, uốn và tạo hình. Sau đó ráp với nhau như thiết kế và định vị bằng giá đỡ và các mối hạn tạm thời.
Hàn: Sử dụng các loại máy hàn chuyên dụng (Hàn dưới lớp thuốc, hàn Mig, han Mag,...) để hàn các cấu kiện với nhau.
Nắn chỉnh: Quá trình hàn và lắp ráp có thể khung thép sẽ bị biến dạng sai định dạng và kích thước. Việc nắn chỉnh để đưa về đúng quy chuẩn
Ráp bản mã
Vệ sinh,...
Lắp dựng khung thép tiền chế
Việc lắp dựng phải được thực hiện bởi kỹ thuật chuyên nghiệp với các trang thiết bị chuyên dụng. Đội ngũ kỹ thuật pahir đọc hiểu bản vẽ và các quy chuẩn an toàn lao động.
Các giai đoạn chính trong quy trình lắp dựng:
Lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị, trang thiết bị, giao nhận và bảo quản vật tư tại công trường.
Lập kế hoạch thực hiện.
Lắp cột gian khóa cứng.
Lắp đặt dầm kèo.
Lắp khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi.
Kéo tôn và lợp mái.
Lắp đặt xà gồ vách, vách bao che, máng xối, ống xối.
Lắp cửa và phụ kiện khác.
Kiểm tra và đánh giá chất lượng.
Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế
Tùy vào loại công trình sẽ có cách thức tính và parem giá khác nhau. Tuy nhiên để tính toán dự toán và chi phí xây dựng nhà thép tiền chế cần quan tâm đến:
Chi phí vật tư xây dựng
Chi phí nhân công
Chi phí máy móc thiết bị
So sánh với chi phí xây dựng nhà kết cấu bê tông truyền thống, nhà thép tiền chế sẽ tiết kiệm hơn từ 30% - 50% tổng chi phí. Tùy thuộc vào từng loại công trình và thiết kế khác nhau.
Nhận báo giá nhà khung thép dân dụng từ VT-CONS
Tránh hàng kém chất lượng:
Hiện tại có một số đơn vị nhỏ lẻ sử dụng máy móc lạc hậu vào sản xuất kết cấu thép. Việc này làm cho chất lượng mối hàn, sơn, chất lượng phôi thép không đảm bảo.
Tránh trường hợp đặt hàng qua trung gian các công ty nhỏ hay cá nhân không thuộc hệ thống VT-CONS, họ đang xuất hiện trên thị trường và đang quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận khách hàng và cung cấp sản phẩm KCT không rõ ràng về chất lượng nhằm thu lợi nhuận cao và không có sự cam kết bảo hành trực tiếp từ nhà máy.
Do vậy VT-CONS khuyên quý khách hàng nên tìm trung tâm uy tín để đặt hàng để công trình có tuổi thọ lớn và chắc chắn nhất.
TÊN CÔNG TY: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VT-CONS
Đại diện: Ông Trần Minh Thắng Chức Vụ: Giám đốc công ty
Địa chỉ: 256/16/04 Đường TX 25, P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
VPDD: 672A47 Phan Văn Trị, P.10, Gò Vấp, TP.HCM
Xưởng sản xuất: Đường 460, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Điện Thoại: 0906 850 258
TK: 119 000 178870 - Ngân Hàng Viettinbank - CN12 - TP.HCM
Web: nhathepkhongri.com
Email: thangtran05@gmail.com
Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh
- Thiết kế kết cấu, nội thất - thi công nhà thép - nhà tiền chế
- Thiết kế kết cấu, nội thất -thi công nhà thép cao tầng
- Thiết kế kết cấu, nội thất - Thi công nhà cao tầng - nhà phố - nhà biệt thự
- Sản xuất - gia công kèo thép tiền chế theo quy cách yêu cầu của đơn vị hợp tác
- Xin giấy phép xây dựng