Trong lĩnh vực sản xuất, nhà xưởng là nơi diễn ra những hoạt động sản xuất, là khu vực lực lượng lao động làm việc mỗi ngày để tạo ra thành phẩm. Do đó, việc thiết kế nhà xưởng sao cho đạt chất lượng cao không chỉ giúp chủ đầu tư tối ưu hóa công năng sử dụng đất, tiết kiệm giá thành xây dựng mà còn kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nguồn lực lao động, kéo theo cải thiện năng suất lao động.
Thiết kế nhà xưởng sao cho tối ưu hóa công năng sử dụng đất.
Để đáp ứng được những điều trên, chủ đầu tư và đơn vị thầu thiết kế cần phải áp dụng những quy tắc nhất định trong việc thiết kế nhà xưởng. Trước tiên, nên bắt đầu bằng việc gộp nhóm những công trình, phân xưởng, thiết bị dựa trên chức năng cụ thể. Tiếp theo, tiến hành phân bổ và quy hoạch chúng dựa vào mối quan hệ sản xuất chung.
Phân chia khu vực
Dựa vào chức năng riêng biệt, mặt bằng của xưởng sẽ được tách thành những nơi như:
– Khu trước nhà xưởng: Là nơi có cổng ra vào, phòng hành chính, phòng thường trực… Chúng có thể được gom lại hay phân ra, tùy thuộc vào quy hoạch chung của KCN.
– Khu vực sản xuất: Là nơi có những phân xưởng sản xuất chính, khu vực sản xuất theo dây chuyền.
– Khu vực phụ trợ sản xuất: Là nơi các công trình, phân xưởng hỗ trợ phục vụ cho chuỗi dây truyền sản xuất chính như trạm phát điện, nhà điều hành, mạng lưới kỹ thuật…
– Khu vực kho và đơn vị vận chuyển: Là nơi dùng để chứa thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu…
Phân chia theo mức độ vận chuyển
Nhằm cải thiện năng suất lao động và rút gọn thời gian thì mặt bằng nhà xưởng nên chú trọng phân chia thành những nơi như:
– Nơi có cường độ vận chuyển nhiều nhất: Là nơi tiếp nhận nguyên vật liệu, xuất hay nhập thành phẩm, hàng hóa.
– Nơi có cường độ vận chuyển trung bình: Là nơi vận chuyển trung gian giữa các phân xưởng.
– Nơi có cường độ vận chuyển ít: Cuối luồng hàng.
Phân chia khu theo mức độ nguy hiểm, vệ sinh
Để đảm bảo an toàn cũng như phân bổ lực lượng lao động hợp lý trong quá trình sản xuất thì nhà xưởng nên phân chia như sau:
– Khu vực cực kì độc hại.
– Khu vực ít độc hại.
– Khu vực dễ xảy ra cháy nổ.
– Khu vực không độc hại, an toàn và sạch sẽ.
Sắp xếp mặt bằng tổng thể
Sau khi phân chia các khu phân xưởng thì đơn vị thiết kế cần đưa ra giải pháp thiết kế kiến trúc mặt bằng tổng thể có thể tối ưu hóa nhất và hội tụ những yếu tố trên cho chủ đầu tư. Sau đây là vài nguyên tắc cần nắm chắc:
– Vị trí trước nhà xưởng là nơi dành cho đối tác kinh doanh hay cán bộ nhà nước đến liên hệ làm việc. Nơi đây giao thông phần lớn là đi bộ, sạch sẽ và đẹp. Do đó, chúng thường được quy hoạch ở phía trước xí nghiệp, nằm cạnh tuyến giao thông chính. Đây cũng là nơi thể hiện bộ mặt kiến trúc của nhà xưởng.
Phương án thiết kế kiến trúc mặt bằng tổng thể
– Khu vực sản xuất với các phân xưởng có đặc điểm sản xuất, mức độ vệ sinh, cường độ vận chuyển khác nhau, phương tiện di chuyển phần lớn là ô tô, băng chuyền…thì được quy hoạch ở vị trí trung tâm khu đất, sát khu trước nhà xưởng.
– Khu phụ trợ sản xuất được phân bổ nằm sát khu sản xuất chính, phía sau của nhà xưởng, gần luồng vận chuyển sản phẩm.
– Khu vực kho và phục vụ giao thông thường được thiết kế phía sau nhà xưởng và có thể thuận tiện để vận chuyển hàng hóa hay nguyên vật liệu.
Thiết kế nhà xưởng bằng cách điều chỉnh mật độ xây dựng
Nhằm tiết kiệm được đất đai, đơn vị thiết kế nên có cái nhìn tổng quát và đề ra giải pháp tối ưu nhất có thể.
– Gộp thành một khối: Nếu khu vực hành chính, văn phòng, những phân xưởng có thông số xây dựng, vệ sinh, đặc điểm sản xuất tương tự nhau hoặc ít bị ảnh hưởng có thể xây dựng gộp thành một khối. Việc này giúp chủ đầu tư tiết kiệm đất đai và mức giá bỏ ra xây dựng do có thể lược bỏ đi vài hạng mục công trình.
Điều chỉnh mật độ xây dựng
– Kiểu dáng nhà xưởng: Những kiểu dáng đơn giản sẽ giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được đất xây dựng.
– Số tầng nhà: Việc gia tăng số tầng sẽ khiến mật độ xây dựng tăng nhưng lại tiết kiệm được diện tích đất, tuy vậy cần đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước.
Thuận tiện trong việc phát triển sau này
Việc mở rộng nhà xưởng trong tương lai cũng cần được cân nhắc, do đó đơn vị thi công cần có phương án dự trù diện tích đất ngay từ lúc đầu, để sau này chủ đầu tư có thể mở rộng quy mô sản xuất. Tuyệt đối hạn chế việc phải tháo dỡ, di chuyển đến một khu vực khác gây lãng phí.
Bảo đảm hoàn thành giải pháp kiến trúc hiệu quả
Khu đất nhà xưởng được phân chia thành các nơi có định hướng dựa trên từng thời kì thi công. Do đó, các kỹ sư, kiến trúc sư nên có tầm nhìn tổng thể, có kinh nghiệm thi công sản xuất, quy hoạch kiến trúc để có thể đưa ra phương án phù hợp cho chủ đầu tư.
TÊN CÔNG TY: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VT-CONS
Đại diện: Ông Trần Minh Thắng Chức Vụ: Giám đốc công ty
Địa chỉ: 256/16/04 Đường TX 25, P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
VPDD: 672A47 Phan Văn Trị, P.10, Gò Vấp, TP.HCM
Xưởng sản xuất: Đường 460, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, TP.HCM
Điện Thoại: 0906 850 258
TK: 119 000 178870 - Ngân Hàng Viettinbank - CN12 - TP.HCM
Web: nhathepkhongri.com
Email: thangtran05@gmail.com
Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh
- Thiết kế kết cấu, nội thất - thi công nhà thép - nhà tiền chế
- Thiết kế kết cấu, nội thất -thi công nhà thép cao tầng
- Thiết kế kết cấu, nội thất - Thi công nhà cao tầng - nhà phố - nhà biệt thự
- Sản xuất - gia công kèo thép tiền chế theo quy cách yêu cầu của đơn vị hợp tác
- Xin giấy phép xây dựng
Email: vtconscompany@gmail.com
Website: nhathepkhongri.com
- Báo giá chi phí xây nhà khung thép dân dụng giá rẻ 2022 (30.06.2022)
- Tổng quan Nhà khung thép tiền chế 2022 (22.06.2022)
- Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế nhà xưởng 2022 (07.06.2022)
- Kết cấu nhà xưởng công nghiệp một tầng bằng thép (01.06.2022)
- Thiết kế nhà xưởng, thiết kế nhà kho, xây dựng nhà xưởng, mẫu nhà tiền chế đẹp (29.05.2022)
- 5 tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp (27.05.2022)
- Thiết kế nhà xưởng tiết kiệm nửa chi phí cho doanh nghiệp (25.05.2022)
- Quy Trình Thiết Kế Và Các Loại Nhà Xưởng Công Nghiệp Thép Tiền Chế Phổ Biến (23.05.2022)